Covid Informed

Các Câu Hỏi Thường Gặp

Chúng tôi rất vui vì bạn đã hồi phục sau khi bị COVID! Tuy nhiên, khả năng miễn nhiễm sau khi bị bệnh COVID không kéo dài lâu và bạn có thể bị nhiễm COVID lại. 

Do đó, điều rất quan trọng là phải tiếp tục dùng những biện pháp an toàn như rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và ở nhà tránh xa người khác khi bạn gặp các triệu chứng để giảm nguy cơ lây lan COVID.

Hãy đi xét nghiệm nếu bạn cảm thấy bị bệnh lại. 

Cách duy nhất đã được chứng minh để xây dựng khả năng miễn dịch chống lại COVID là đi chích ngừa. 

  
Nguồn
  • Coi  http://myturn.ca.gov hoặc gọi số (833)-422-4255 để lấy hẹn.  
  • Bạn cũng có thể qua mạng CDC (https://www.vaccines.gov/search/) để tìm kiếm các địa điểm  chích ngừa, chẳng hạn như các hiệu thuốc địa phương. 
Làm thế nào chúng ta có thể đối phó với sự căng thẳng và lo lắng trong đại dịch? 
  • Hoàn toàn thông cảm khi bạn băn khan và lo lắng hơn vào thời điểm này. Tuy nhiên, hãy nhớ chăm sóc bản thân. Khi bạn chăm sóc bản thân, bạn cũng ở một vị trí tốt hơn để giúp đỡ những người thân yêu của bạn.
  • Hãy chăm sóc thân thể của bạn.  Ăn uống điều độ và bổ dưỡng. Tập thể dục và đi bộ. Lập thời khóa biểu và tập đi ngủ đúng giờ giấc. 
  • Phải biết ngưng và nghỉngơigiữa những lúcxem TV, đọchoặcnghe tin tức, bao gồm cả tin tức trên phương tiện truyền thông xã hội. Mặc dù theo dõi tin tức là quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn là phải biết nghỉ ngơi xen kẽ. 
  • Tránhdùng rượu, thuốcláhoặcnhữngchất ma túy để làm giảm sự lo lắng của bạn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn muốn giúp bỏ thuốc lá hoặc giảm sử dụng những thứ này. 
  • Đừng để thông tin sai lệch ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn! Dưới đây là một số cách để xác định và tránh nghe thông tin sai lệch: 
    • Hãy thận trọng khi thấy thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người thường vô tình chia sẻ thông tin không chính xác. 
    • Kiểm tra kỹ xem các nguồn thông tin có đáng tin cậy hay không. Các trang mạng như CDC.gov và WHO.int đáng tin cậy và là những trang tốt để chúng ta bắt đầu tìm hiểu thông tin chính xác về COVID. 
  • Liên lạc với bạn bè và gia đình.  Điều quan trọng là phải liên lạc và chia sẻ mối quan tâm của bạn với những người thân yêu của bạn. Chỉ cần gọi điện thoại / hay gọi qua video. 
  • Nói chuyện với bác sĩ về sự lo lắng, căng thẳng và mối quan tâm của bạn. 

Nguồn

Những người hút thuốc có xu hướng phát triển các biến chứng nghiêm trọng hơn và có tỷ lệ tử vong cao hơn nếu họ mắc COVID. Hút thuốc làm tổn thương phổi của một người và làm suy yếu hệ thống miễn dịch thành thiếu khả năng chống lại vi-rút.
 
Tương tự, sử dụng thuốc lá điện tử làm tổn thương  phổi và hệ thống miễn dịch. Chất lỏng thuốc lá điện tử bao gồm các hóa chất độc hại, kim loại nặng và các hạt mịn. Thuốc lá điện tử hoặc vape không an toàn.
 
Hút thuốc lá và hút thuốc lá điện tử gây khó khăn cho việc tuân thủ các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang. Nó cũng liên quan đến việc chạm vào mặt và miệng bằng tay nhiều lần. Do đó, ngừng hoàn toàn việc sử dụng thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điện tử. 

Nếu bạn lo lắng về COVID, đây là thời điểm tốt để bỏ hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá điện tử.

Các nguồn như Asian Smokers’ Quitline làm tăng cơ hội bỏ hút thuốc lá thành công. 

1-800-NO-BUTTS (Tiếng Anh) 
1-800-838-8917 (Tiếng Hoa) 
1-800-778-8440 (Tiếng Việt)  
Các nhà khoa học cảnh báo rằng những người tiếp xúc với khói thuốc, đặc biệt là trẻ em, có nguy cơ mắc bệnh nặng và và tỷ lệ tử vong cao hơn nếu họ mắc COVID.
 
 Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn để biết khói thuốc lá có thể trực tiếp lây lan COVID hay không, chúng tôi biết rằng tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm tổn thương phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp và bệnh tim - tất cả đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh COVID trầm trọng hơn. 

Bảo vệ gia đình, bạn bè và trẻ em của bạn - không hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá điện tử xung quanh họ. 


Tốt hơn nữa là hãy nhân cơ hội này để cai bỏ hút thuốc hoặc bỏ hút thuốc lá điện tử hoàn toàn!  
Nếu bạn sống với một người hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá điện tử, hãy giúp họ cai thuốc lá.

Các nguồn như Asian Smokers’ Quitline làm tăng thêm cơ hội bỏ hút thuốc lá thành công.  Những người không hút thuốc có thể gọi cho Quitline để học cách hỗ trợ những người thân yêu của họ ngừng hút thuốc lá hoặc hút thuốc lá điện tử. 

1-800-NO-BUTTS (Tiếng Anh) 
1-800-838-8917 (Tiếng Hoa) 
1-800-778-8440 (Tiếng Việt)  
CẦN. Nếu bạn đã ở gần người mắc COVID và bạn có triệu chứng COVID, bạn nên đi xét nghiệm và ở nhà.  Nơi làm việc hoặc trường học của bạn có thể yêu cầu bạn tiếp tục việc xét nghiệm. Hãy tuân theo các hướng dẫn. 

Thuốc chủng ngừa COVID có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID.  Cần nhiều nghiên cứu hơn để hiểu thuốc chủng ngừa có thể bảo vệ con người trong bao lâu. 

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn có câu hỏi về xét nghiệm sau khi tiêm chủng. 

Xét nghiệm có thể giúp chúng ta biết xem chúng ta có bị nhiễm COVID  hay không để chúng ta có thể bảovệbảnthânvànhữngngườithânyêucủachúng ta! 

. Có bộ dụng cụ lấy mẫu tại nhà có sẵn theo toa thuốc hoặc mua tự do không cần toa thuốc tại nhà thuốc tây hoặc tiệm bán lẻ.
 
Cả xét nghiệm PCR và kháng nguyên đều có sẵn.
 
Xét nghiệm PCR chính xác hơn nhưng tốn kém hơn và mất nhiều thời gian hơn (1-3 ngày) để có kết quả. Các xét nghiệm PCR có thể tốn khoảng $100 và bảo hiểm có thể trả cho bạn hoặc, nếu không có bảo hiểm, tài trợ của chính phủ cũng sẽ trang trải chi phí. Đối với hầu hết các xét nghiệm, bạn sẽ được yêu cầu gửi mẫu của bạn đến phòng thí nghiệm.
 
Xét nghiệm kháng nguyên rẻ hơn và nhanh hơn (chỉ 15 phút) nhưng ít chính xác hơn và có nhiều khả năng mang lại kết quả âm tính giả. Giá từ $25 đến $40 từ các hiệu thuốc hoặc bán lẻ trên mạng. 

Xét nghiệm đóng một vai trò quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19. 


Một số người có thể mắc một số bệnh khác như cúm hoặc cảm lạnh, đó có thể là lý do để cảm thấy bị bệnh mặc dù xét nghiệm COVID âm tính.

Nhưng thận trọng hơn, đó có thể là kết quả "âm tính giả": Xét nghiệm nói rằng bạn không bị nhiễm COVID, trong khi thực tế bạn có. 

Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nên đi xét nghiệm một lần nữa, đặc biệt là nếu bạn cảm thấy bị bệnh. 

Tiếp tục thực hành các biện pháp an toàn để giảm nguy cơ lây lan COVID bất kể kết quả xét nghiệm của bạn:  

rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh xa người khác nếu các triệu chứng tiếp tục 
Quý vị có thể tìm hiểu xem quý vị hiện đang mắc COVID bằng cách làm xét nghiệm lấy mẫu từ mũi hoặc cổ họng của quý vị. 
Có hai loại xét nghiệm chẩn đoán: 
  • Xét nghiệm phân tử, bao gồm xét nghiệm NAAT (Nucleic acid amplification test) hoặc RT-PCR (Reverse Transcription Polymerase chain reaction), phát hiện vật chất di truyền từ vi khuẩn. Xét nghiệm phân tử nhạy cảm hơn xét nghiệm kháng nguyên nhưng có thể mất nhiều thời gian hơn cho đến khi quý vị nhận được kết quả (vài giờ đến vài ngày).  
  • Xét nghiệm kháng nguyên phát hiện các protein (chất đạm) cụ thể từ vi khuẩn. Xét nghiệm kháng nguyên có thể ít tốn kém hơn và kết quả gửi về nhanh hơn. Tuy nhiên, chúng ít nhạy cảm hơn các xét nghiệm phân tử và có thể cho kết quả âm tính giả - nói cách khác, xét nghiệm không thể tìm thấy vi khuẩn nhưng trên thực tế, quý vị mắc COVID. 

Cả hai loại xét nghiệm đều có sẵn từ nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc y tế công cộng hoặc thông qua bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà.
Lựa chọn cách xét nghiệm của quý vị cũng có thể phụ thuộc vào yêu cầu tại nơi làm việc của quý vị, hoặc yêu cầu đi du lịch trong hoặc ngoài Hoa Kỳ. Đối với các yêu cầu đi lại, hãy tham khảo hướng dẫn của CDC tại đây:
https://vietnamese.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/travelers/index.html

Tìm hiểu xem quý vị hiện đang mắc COVID hay không là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ những người xung quanh quý vị. 

 
Muốn biết thêm chi tiết, xin nhấp vào liên kết ở dưới 
Khôngđược. Chích ngừa là cách hiệu quả nhất bảo vệ bạn không bị bệnh nặng từ COVID. 

Theo thống kê hiện nay thì phần lớn những người bị COVID phải nằm nhà thương hoặc chết là những người không chích ngừa. Vì biến thể của vi-rút COVID ngày càng tăng lên, những người không chích ngừa càng có nhiều nguy cơ lây nhiễm COVID. 

“cẩn thận và kỹ lưỡng” không thể ngăn ngừa bất cứ ai khỏi bị bệnh COVID đâu. 

Nói với bác sĩ về những lo lắng thắc mắc của bạn. 

Chích ngừa càng sớm càng tốt để bảo vệ chính mình và gia đình của bạn. 

 
Muốn biết thêm chi tiết, xin nhấp vào liên kết ở dưới: 
Hướng dẫn của CDC gần đây nhất khuyến cáo người đã chích ngừa nên đeo khẩu trang chỗ công cộng trong nhà nơi có tỷ lệ truyền nhiễm cao.  Nhiều nơi vẫn đòi hỏi phải đeo khẩu trang cho dù bạn chích ngừa hay không, chẳng hạn như các phương tiện giao thông công cộng, trường học, và các cơ sở y tế. 

 
Nên biết là phải mất ít nhất vài tuần sau khi chích ngừa thì hệ thống miễn dịch của bạn mới có thể phòng ngừa chống COVID được.  Trong thời gian đó bạn vẫn có thể bị nhiễm bệnh. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy là người đã chích ngừa rồi vẫn có thể lây bệnh cho người khác.  Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên: 
  • Tiếp tục đeo khẩu trang nếu có thể -- nhất là khi ở gần người chưa chích ngừa đầy đủ . 
  • Tiếp tục rửa tay thường xuyên, tránh sờ lên mặt, tránh tụ tập đông đảo với những người không cùng trong gia đình.  
  • Đừng quên đi xét nghiệm nếu bạn cảm thấy bị bệnh. 
 

Đeo khẩu trang là cách tốt nhất để bảo vệ người khác và chính mình. 


Tất cả các loại vắc xin đã được chứng minh là có hiệu quả ngăn ngừa bệnh nặng do COVID gây ra.

Bốn công ty đã được FDA đã được phê duyêt hoặc cho phép sử dụng ở Mỹ: Pfizer, Moderna, Novavax và Johnson & Johnson.

Hầu hết các loại vắc-xin đòi hỏi hai hoặc nhiều lần hẹn với thời gian cách nhau vài tuần.

Chích thêm liều bổ sung hoặc mũi thuốc tăng cường được đề nghị cho những người từ 5 tuổi trở lên

Điều rất quan trọng là tuân theo quy trình để đạt được hiệu quả tối đa, vì vậy hãy đảm bảo giữ các cuộc hẹn của bạn.

Muốn biết thêm chi tiết, xin nhấp vào liên kết ở dưới: 

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Thông tin trong trang mạng này chỉ dành cho mục đích giáo dục. Trước tình hình thay đổi nhanh chóng của bệnh COVID-19, trong khi nhóm nghiên cứu cố gắng cung cấp thông tin kịp thời trên trang mạng này, bạn cũng nên vui lòng tham khảo trang mạng thông tin về COVID-19 của Trung Tâm Kiểm Soát Và Phòng Ngừa Bệnh Tật (CDC) https: // www. cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/index.html để có các hướng dẫn cập nhật. Bạn luôn luôn phải tìm kiếm lời khuyên từ các nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn để có khuyến nghị cụ thể liên quan đến tình trạng sức khỏe của bạn.